Có thể nói suy dinh dưỡng, chậm tăng cân trong “giai đoạn vàng” là những vấn đề hầu hết đều gặp phải của bé mà ba mẹ luôn cảm thấy phiền lòng nhất vì đây là giai đoạn nền tảng cho những mốc phát triển quan trọng của bé sau này. Khi nhìn thấy con mình thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa làm bố mẹ vô cùng đau đầu. Từ đó luôn tìm cách giúp bé tăng cân bằng rất nhiều lời khuyên khác nhau.
Giai đoạn tập cho bé ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị cũng như những thực phẩm khác nhau, mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để cho bé làm quen và đồng thời cũng là để thử xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, có bị rối loạn tiêu hóa không. Thường thì bé cần 5-7 ngày để làm quen với một loại thực phẩm mới. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu cũng như phong phú vị giác cho bé.
Ngoài ra, Để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:
4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé
1) Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…)
Mẹ có thể nghiền bột gạo, nghiền khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm bột đường này, hoặc thay vì những thực phẩm quen thuộc, nấu bột bừng yến mạch sẽ làm phong phú thêm bữa ăn của bé.
Đặc biệt, Yến mạch được mệnh danh là Vua ngũ cốc trong nhóm bột đường, giàu năng lượng, giàu đạm, hàm lượng dinh dưỡng cao, nguồn chất xơ tiêu hóa tự nhiên dồi dào. Ngoài ra, yến mạch là một trong những loại thực phẩm hữu cơ ít gây dị ứng cho bé, nên mẹ có thể hoàn toàn an tâm lựa chọn cho bé yêu. Để cho mẹ đỡ vất vả trong giai đoạn này, mẹ hãy lựa chọn một thương hiệu bột ăn dặm ăn liền chất lượng, phù hợp với bé yêu nhà mình để vừa khỏe cho mẹ bé lại vừa có bữa ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, nui, bánh mì, yến mạch, miến, bún, khoai lang, khoai môn, bo bo, đường, bắp…
2) Nhóm vitamin và khoáng chất
Rau củ quả cung cấp một số vitamin khoáng chất, chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó thì mẹ cũng cần chú ý đến cách chế biến rau củ quả đúng cách như rửa trực tiếp các loại rau củ quả dưới vòi nước, không nên mua quá nhiều rau củ để dự trữ trong tủ lạnh… tránh làm mất chất dinh dưỡng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Một số khoáng chất và vitamin cần thiết: Canxi, sắt, kẽm, iot, vitamin A, vitamin D, vitamin C, vitamin B (B1, B2, B6, B12, PP…), Axit folic.
3) Nhóm chất đạm
Chất đạm ( protein ) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết nhằm thúc đầy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Và mẹ cũng chú ý rằng không nên cho bé ăn quá nhiều đạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa non nớt của bé, nên cho bé ăn đa dạng đạm động vật ( thịt, cá, tôm, cua…) và đạm thực vật ( đậu, đỗ…) việc kết hợp hài hòa giữa các loại đạm sẽ giúp trẻ phát triển đồng đều và toàn diện hơn
Bé ăn dặm các nhóm chất đạm để thúc đẩy các tế bào tăng trưởng và phục hồi
Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ…
4) Nhóm chất béo
Chất béo ngoài cung cấp năng lương, còn là thành phần của màng tế bào và mô não, nhóm chất béo còn đóng vai trò quan trọng như chất dung môi giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K… dễ hàng hấp thu vào cơ thể. Mẹ có thể bổ sung chất béo vào bữa ăn của bé bằng cách trộn 1 thìa dầu cho bé (dầu oliu, dầu gấc, dầu mè…) vào bột ăn dặm của bé sau khi đã nấu chín hoặc trộn bơ, phomai giúp món ăn thêm hấp dẫn, hợp khẩu vị của bé hơn.
Có trong dầu, mỡ, bơ…
Mong rằng những thực phẩm gợi ý ở trên có thể giúp mẹ đa dạng hoá bữa ăn của bé, giúp bé cải thiện cân nặng. Tuy nhiên, mẹ cần cho ăn bé đủ lượng và chất, cho bé sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung như sữa, sữa chua, phô mai… để bé có thể phát triển tốt trong “giai đoạn vàng”