Viêm loét dạ dày chính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị loét. Bệnh có nhiều dấu hiệu giống như mắc bệnh tiêu hóa thông thường khiến cho nhiều người bị lầm tưởng. Chính vì thế mà bạn cần nắm rõ về bệnh để có những giải pháp điều trị tốt nhất.
1. Chẩn đoán
1.1 Tiền sử
Bác sĩ sẽ thăm khám bằng các câu hỏi để xác định tình trạng bệnh ở trẻ:
Vị trí đau? Thời gian đau? Đau cơn hay đau liên tục? Đau có lan đi nơi khác không? Cường độ đau? Đau có liên hệ đến đi tiêu hay bữa ăn không? Có tăng lên khi ăn không? Những cách giúp giảm đau? Triệu chứng kèm theo khi đau? Số lần đau trong tuần/trong tháng? Trong gia đình có ai đau như thế không?
Trẻ có uống thuốc gì ảnh hưởng đến bao tử không? Có thay đổi chế độ ăn trước khi đau không, sốt? Tiểu vàng? Tiểu đau?
1.2 Thăm khám
Dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng của loét dạ dày tá tràng rất nghèo nàn nên bắt đầu từ chẩn đoán loại trừ. Tìm dấu hiệu thiếu máu, khám tất cả các cơ quan: gan, túi mật, tiết niệu, thăm trực tràng. Dấu hiệu suy dinh dưỡng. Đôi khi thấy dấu hiệu biến chứng như xuất huyết tiêu hoá (tiêu phân đen, ói máu, thiếu máu) hay hẹp môn vị.
1.3 Đề nghị xét nghiệm
Chụp X quang dạ dày tá tràng
Nội soi dạ dày tá tràng: chính xác hơn X quang, qua nội soi cần sinh thiết để khảo sát mô bệnh học.
Công thức máu, men gan, amylase máu, phân tích nước tiểu, soi phân, siêu âm: khi cần loại trừ các nguyên nhân đau bụng khác.
1.4 Chẩn đoán có thể
Đau thượng vị khi ăn, ói, tiêu phân đen, gia đình có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng là những yếu tố giúp chẩn đoán. Không có triệu chứng bệnh của các cơ quan khác, các xét nghiệm khác bình thường.
1.5 Chẩn đoán nguyên phát hay thứ phát
- Tiêu chuẩn lâm sàng Nguyên phát Thứ phát
- Tiền sử đau bụng
- Sử dụng thuốc NSAID, corticoid
- Tiền sử gia đình đau dạ dày, tá tràng
- Tuổi Trẻ lớn <5 tuổi
- Bệnh nền
- Triệu chứng lâm sàng nổi bật Đau bụng mãn Xuất huyết tiêu hoá
- Dấu hiệu nội soi Loét mạn Loét trợt, nhiều ổ
1.6 Chẩn đoán xác định
X quang dạ dày có sửa soạn baryte có hình ảnh niêm mạc phù nề, ổ đọng thuốc.
Nội soi có thể thấy viêm đỏ, xung huyết, ổ loét, niêm mạc không đều, trào ngược dịch mật.
Xét nghiệm mô học: trong khi nội soi dạ dày sinh thiết vùng hang vị cách lỗ môn vị 2cm, nhuộm eosin và trichome tìm Helicobacter Pylori.
1.7 Chẩn đoán phân biệt
Đau bụng chức năng: đau quanh rốn đột ngột thường xảy ra buổi chiều tối, có cử động bất thường trong cơn đau, nhức đầu, chóng mặt.
Rối loạn co thắt đường mật: đau vùng túi mật, điểm Murphy, ói, vàng mắt.
Viêm túi mật: đau, ói, sốt, vàng da, siêu âm bất thường.
U nang ống mật chủ: khối vùng bụng, đau bụng, siêu âm có nang dịch.
Viêm gan: sốt nhẹ, vàng kết mạc, tiểu vàng, gan to đau, men gan tăng.
Tiêm tuỵ: cơn đau cấp tính dữ dội, amylase tăng.
2. Điều trị
2.1 Nguyên tắc chung điều trị
Dựa trên cơ sở bệnh lý để loại trừ các yếu tố gây bệnh như xoắn khuẩn, Helicobacter pylori, stress, tăng tiết HCl….
Bình thường hóa chức năng dạ dày.
Tăng cường tái tạo niêm mạc, loại trừ các bệnh đi kèm.
2.2 Mục đích điều trị
- Giảm yếu tố gây loét
- Dùng thuốc ức chế bài tiết HCl và Pepsin
- Dùng thuốc trung hòa HCl đã được tiết vào dạ dày – tá tràng.
- Tăng cường các yếu tố bảo vệ
- Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng ổ loét.
- Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy.
Diệt trừ Helicobacter pylori
Điều trị vi khuẩn HP theo kháng sinh đồ nếu xét nghiệm có HP.Nếu trẻ có các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, tái phát nhiều lần thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám tư vấn và điều trị.