Nhãn hiệu là gì? Nó là đại diện cho một công ty, cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể ví nó giống như một “con đường tắt” giúp các doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu độc quyền của mình, điểm thu hút cho các khách hàng tiềm năng nhanh chóng hiểu và tin tưởng vào thứ doanh nghiệp đang cung cấp.
Nhãn hiệu theo Luật sỡ hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bất kể một dấu hiệu hoặc một tổ hợp dấu hiệu bao gồm tên riêng, các chữ cái, ký hiệu, hình vẽ, màu sắc…đều phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu. Khái niệm này nói lên một số đặc điểm của nhãn hiệu
Thứ nhất, nhãn hiệu được biểu hiện qua một dấu hiệu hoặc tổ hợp dấu hiệu các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình học, kết hợp màu sắc.
Thứ hai, nhãn hiệu có thể nhìn thấy được, là căn cứ để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, doanh nghiệp khác nhau.
Vậy làm thể nào để doanh nghiệp tạo dựng được một nhãn hiệu độc quyền và đủ mạnh trên thị trường?
Trước tiên trong khâu lựa chọn và thiết kế nhãn hiệu, điều doanh nghiệp cần hướng tới là loại hình hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ mang lại cho khách hàng, thứ hai nữa là mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng đến.
Khách hàng cảm thấy bị thu hút hơn với những nhãn hiệu mang lại cho mình thứ mình đang có nhu cầu. Nếu khách hàng chẳng thấy mình có liên quan gì đến một nhãn hiệu, trong tâm trí của họ chằng còn đọng lại hình ảnh của nhãn hiệu đó. Một nhãn hiệu mang tính khả thi khi nó được truyền tải không quá phức tạp. Có thể ví sản phẩm của doanh nghiệp cũng giống như một căn nhà được trang hoàng rất đẹp đẽ. Tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng tự hào về ngôi nhà đó của mình và muốn mời khách đến nhìn ngắm, muốn tạo ấn tượng cho khách. Muốn vậy, doanh nghiệp phải mở ra một lối vào thích hợp cho khách hàng. Lối vào đó là gì? Chính là nhãn hiệu đơn giản nhưng vẫn tạo nên sự khác biệt.
Bên cạnh đó để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi mua hàng và để đảm bảo người sản xuất chân chính bảo vệ được thành quả đầu tư và uy tín của mình, pháp luật quy định cơ chế bảo vệ độc quyền bằng cách cho phép người sản xuất chân chính đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình để sử dụng độc quyền trong thương mại.