Khi nói tới một căn phòng hay một không gian nào đó điều chúng ta sẽ nghĩ ngay tới đó là diện tích của nó bao nhiêu (Diện tích = Dài x Rộng). Còn đối với ngành máy lạnh sẽ quan tâm đến thể tích (Thể tích= Dài x Rộng x Cao), cho nên trước khi chuẩn bị lắp đặt máy lạnh chúng ta nên đo thêm chiều cao từ nền đến trần nhà.
Xem thêm: Điều hòa trung tâm VRV cho biệt thự
Diện tích S = Dài 4m x Rộng 3m = 12 m2
Thể tích V = S x Cao 3m = 12 m2 x 3m = 36m3
Công suất của máy lạnh:
Ví dụ: máy 1Hp (Công suất điện, Công máy nén) = 746 W (Công suất điện) = 9.000Btu/h (Công suất lạnh) = 2.61 Kw (Công suất lạnh)
Trong đó chúng ta thường thấy hay nghe nhiều nhất là Công suất lạnh Btu/h, phần bên dưới sẽ hướng dẫn bạn cách tính công suất lạnh cần thiết cho căn phòng theo đơn vị tính này Btu/h.
Lưu ý: Các thông số chuyễn đỗi giữa công suất ở trên chỉ đúng với máy lạnh, không được áp dụng trên các lĩnh vực lạnh cấp đông…
Tính công suất lạnh cho phòng:
Các đơn vị gồm:
V: Thể tích phòng đơn vị m3
Hp: Công suất lạnh còn gọi là ngựa, mã lực đơn vị Btu/h
Ta có:
1Hp ~ 9.000 Btu/h
1m3 ~ 200 Btu/h
⇒ 1Hp = 9000/200 = 45 m3
Công thức tính Công suất lạnh: Hp = V x 2/90
Chọn công suất máy lạnh phù hợp cho căn phòng:
Tính theo công thức trên thì ta có 1Hp = 9000/200 = 45 m3
Đây là áp dụng trong trường hợp lý tưởng (Phòng giữ nhiệt tốt, không bị có thiệt bị tỏa nhiệt…), còn đối với thực tế căn phòng bình thường thì chúng ta sẽ giảm đi 5m3 (45-5=40m3) 3⇒ Số Hp = V / 40.
Nếu phòng giữ nhiệt không tốt và nhiều thiết bị toả nhiệt, lượng người ra vào thường xuyên…lúc này thể tích chuẩn sẽ giảm thêm 5m3 (40-5=35m3) ⇒ Số Hp = V / 35
Ví dụ: Phòng ngủ có Thể tích 60m3 ta sẽ chia cho 40 = 60/40 = 1.5Hp
Mình sẽ hướng dẫn mọi người cách tính cho từng căn phòng cụ thể, Ở đây ta sẽ lấy phòng có Thể tích V = 60m3 (Dài 5m x Rộng 4m x Cao 3m) làm thể tích chuẩn để áp dụng cho từng vị trí lắp đặt khác nhau:
Lắp đặt máy lạnh cho phòng ngủ
Đa số phòng ngủ thường ít có vận dụng tỏa nhiệt và ít ra vào nên việc thất thoát nhiệt không đáng kể nên ta sẽ lấy thể tích chia cho 40, vậy số Hp cần lắp sẽ là 60/40= 1.5 Hp (ngựa)
Lắp đặt máy lạnh cho phòng khách, văn phòng, nhà hàng…
Lượng hơi lạnh thất thoát tương đối lớn, do có nhiều thiết bị tỏa nhiệt như: Tivi, máy tính, máy fax… rồi người ra vào thường xuyên, nên lúc này ta sẽ lấy thể tích chia cho 35
⇒ 60/35 = 1.7 ~ 2Hp
Cơ chế hoạt động của máy Inverter (Tiết kiệm điện):
Bạn phải hiểu nguyên lý hoạt động của máy lạnh Inverter khác gì so với máy lạnh thường. Mình xin tóm tắt lại cơ chế hoạt động của 2 loại máy nén này để bạn dễ hình dung:
a./ Máy nén máy lạnh thường:
– Chỉ hoạt động ở 1 chế độ ( Ngưng hoặc chạy) hay còn gọi là Dòng Khởi Động
– Khi phòng đạt độ lạnh theo cài đặt của remote thì máy nén sẽ ngắt và ngưng chạy.
– Khi phòng nóng lêndo thất thoát nhiệt hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường…máy nén sẽ khởi động và chạy hết công suất trở lại (Dòng Khởi Động).
– Với thời nắng nóng như ở khí hậu Việt Nam thì việc máy nén Ngưng và Chạy liên tục sẽ dẫn đến dòng điện bị nhồi (bạn cứ thử nghĩ bạn đứng kéo cầu giao tắt mở Motor bơm nước ở nhà liên tục thì dòng điện sẽ bị nhồi như thế nào !)
Xem thêm: Điều hòa trung tâm VRV
b./ Máy nén máy lạnh Inverter:
– Sẽ hoạt động theo nhiều chế độ nói nôm na giống như số của xe máy để cho bạn dễ hình dung (hay còn gọi là Biến Tầng).
– Thời gian đầu khi mở máy lạnh thì máy nén Inverter cũng sẽ chạy hết công suất giống máy nén thường (Dòng Khởi Động)
– Sau khi phòng đã đạt độ lạnh theo cài đặt của Remote thì máy nén Inverter sẽ giảm vòng quay xuống mức thấp nhất nhưng vẫn duy trì hoạt động của máy nén.
– Khi nhiệt độ phòng tăng lên (Bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài hay từ remote….) lúc này máy nén sẽ tăng tốc vòng quay nhanh dần lên (Dòng Tăng Tốc) giống như xe máy chúng ta bắt sang số từ số 1→2→3→4…dòng điện sẽ không bị nhồi như máy nén thường.
⇒ Các nhà sản xuất đã kiểm nghiệm và chứng minh Dòng Khởi Động sẽ ít tiêu tốn điện năng Dòng Khởi Động và đây cũng chính là chức năng giúp máy lạnh Inverter tiết kiệm điện hơn máy lạnh thường.
Khi nào lắp đặt máy lạnh Inverter ?
– Thời gian sử dụng liên tục trên 3 giờ và phòng giữ nhiệt tốt không bị mất nhiệt nhiều: Sử dụng máy lạnh Inverter sẽ tiết kiệm 20-40% mỗi giờ hoạt động từ giờ thứ 3 trở đi.
– Thời gian sử dụng dưới 3 giờ: Lúc này máy lạnh Inverter sẽ không tiết kiệm được nhiều vì mất thời gian làm lạnh ban đầu (khoảng 1 giờ tùy theo thể tích phòng). Cho nên thời gian tiết kiệm còn lại 2 giờ dẫn đến bạn sẽ không thấy sự khác biệt giữa máy lạnh Inverter và máy lạnh loại thường.
– Thời gian sử dụng dưới 2 giờ: Lúc này máy nén máy lạnh Inverter hoạt động giống như máy nén của máy lạnh thường.
Với công thức như trên, bạn có thể tự tính ra công suất máy lạnh cần thiết cho căn phòng của mình tuỳ theo chiều cao, diện tích, thể tích và hướng nhà.
Như vậy, khi mua máy lạnh cần xem xét, tính toán tất cả các yếu tố có thể tác động đến hoạt động của máy để có thể chọn cho mình một máy lạnh có công suất phù hợp nhất. và muốn được đều đó bạn cần chuyên gia tư vấn am hiểu về chuyên môn củng như giá cả thị trường để tư vấn cho bạn rõ ràng nhất.