Hiện nay, để đảm bảo chất lượng đồng đều của các dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp mang tới khách hàng, chúng ta cần tuân thủ theo một tiêu chuẩn riêng. Điều này khiến không ít người nhạc nhiên cũng như tò mò, rằng liệu ISO là gì mà mọi người lại quan tâm tới nó như vậy? Vậy cụ thể ISO là gì và việc xin cấp chứng nhận này cần đáp ứng những điều kiện này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.
>>> Xem thêm : chứng nhận iso – tiêu chuẩn ISO nào đang được dùng nhiều ngày nay
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế thường được mọi người gọi với cái tên viết tắt là ISO. Đây không phải là một tổ chức thuộc quyền sở hữu của bất cứ quốc gia, chính phủ nào. Và bất cứ một quốc gia, lãnh thổ nào cũng đều có quyền tham gia vào đó. Đổi lại, những sản phẩm, dịch vụ cần đáp ứng được các tiêu chuẩn mà tổ chức đã đưa ra. Những tiêu chuẩn được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được gọi chung là các tiêu chuẩn ISO. Cho tới năm 2018 thì đã có 161 quốc gia trở thành thành viên của ISO (trong đó có Việt Nam), nên những tiêu chuẩn này được xem như áp dụng trên toàn thế giới.
ISO 9001:2015 được biết đến là phiên bản mới nhất của ISO 9001- một tiêu chuẩn liên quan tới chất lượng quản lý.Dựa trên tiêu chuẩn này, các tổ chức có thể xác định những yếu tố là nguyên nhân gây ra sự sai lầm trong quá trình quản lý so với kế hoạt đã đưa ra trước đó. Đồng thời giúp cho mọi người nhanh chóng đưa ra những giải pháp ngăn ngừa những tác động tiêu cực, cách xử lý trong tình huống xấu. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được biết đến với tên gọi ISO 22000:2018 giúp cho các tổ chức có thể quản lý tốt hơn vấn đề vệ sinh trong chuỗi cung ứng sản phẩm ăn uống của mình. Với một danh mục lớn bao gồm đầy đủ sản xuất thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, bao bì, nguyên liệu đóng gói, chúng giúp nâng cao độ an toàn lên mức cao nhất.
Đối với các ngành, lĩnh vực y tế, thiết bị, dụng cụ là điều không thể thiếu nhằm đảm bảo tính an toàn, sức khỏe của mọi người. Và điều này có thể được quản lý chặt chẽ hơn nếu chúng ta tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 13485 . Trong quá trình làm việc, chúng ta có thể gặp nhiều vấn đề gây nguy cơ mất an toàn lao động, gây ra nhiều chấn thương, bệnh tật, ảnh hưởng tới khả năng lao động của bản thân. Và tất nhiên điều này sẽ có những tác động không nhỏ tới việc vận hàng, phát triển của doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo cho cả hai đối tượng trên, tổ chức cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 giúp xây dựng một môi trường lao động an toàn hơn.
Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an ninh thông tin ISO 27001 (ISMS) hiện đang được rất nhiều tổ chức áp dụng. Rất nhiều phương pháp giúp đánh giá hệ thống quản lý an ninh thông tin của một tổ chức được đề cập tới. Nhờ có điều này mà niềm tin giữa các bên hữu quan và khách hàng được nâng lên tới mức cao nhất.
>>> Xem thêm : chứng nhận iso – tìm hiểu chi tiết về từng loại tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay