Theo quy định của pháp luật hiện hành, sản phẩm thức ăn thủy sản mới được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu muốn lưu hành trên thị trường Việt Nam, cần phải tiến hành đăng ký lưu hành tại Tổng Cục Thủy Sản. Nghị định số 39/2017/NĐ-CP Quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản ngày 04 tháng 04 năm 2017 hướng dẫn chi tiết doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cụ thể hơn về quy định này nhé!
1.Điều kiện thức ăn chăn nuôi lưu hành tại Việt Nam
Từ ngày 20/05/2017, Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy đinh về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu lực thay thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP. Theo đó, quy định các điều kiện để thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, cụ thể:
- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
- Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
- Trường hợp Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện công bố tiêu chuẩn và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
- Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó đưa ra những quy định về mức chất lượng tối thiểu và các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.
2. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định trên);
- Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
- Bản sao thực hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản gia công tại cơ sở đã công bố hợp quy về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản);
- Bản sao Tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);
- Bản sao phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
- Mẫu nhãn của sản phẩm.
Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định trên);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( CFS) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định;
- Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
- Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế, tổ chức công nhận khu vực hoặc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định, thừa nhận;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có xác nhận của nhà cung cấp hoặc nhà nhập khẩu);
Xem thêm: Thủ tục công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
Dịch vụ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản của LAVN
LAVN có trên 7 năm kinh nghiệm đăng ký các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho các khách hàng trong và ngoài nước. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ các vấn đề sau:
- Tư vấn điều kiện, thủ tục xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi;
- Soạn thảo hồ sơ, đề cương kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi và các giấy tờ cần thiết khác;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, đôn đốc quá trình giải quyết hồ sơ, nhận kết quả đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Chăn nuôi hoặc Tổng Cục Thủy sản).
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này! Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các quy định pháp luật liên quan tại website của Cục chăn nuôi tại địa chỉ sau: http://cucchannuoi.gov.vn/
LAVN LAW FIRM
Địa chỉ : Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, F.12, Q.4, TP. HCM
VP Hà Nội: Phòng 302 – số nhà 94 ngõ 126 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (028) 6261 6569 | Fax: 028 6261 6639
Email: support@lavn.com.vn | Website: www.lavn.com.vn