Theo chuyên gia bất động sản Địa Ốc Long Phát, nhờ có kế hoạch triển khai quy hoạch hoạt động bài bản và cơ sở hạ tầng, giao thông được hoàn thiện trong thời gian ngắn đưa vào sử dụng, thị trường bất động sản Đồng Nai đã “ghi điểm” mạnh với khá đông các nhà đầu tư.
Tiềm năng kinh tế của Đồng Nai
Đồng Nai là đô thị vệ tinh nằm trong tứ giác phát triển trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ và đứng thứ 3 cả nước về việc thu hút vốn FDI. Ngoài ra, Đồng Nai là nơi tập trung khá nhiều KCN tập trung ở Biên Hòa, Trảng Bom, Nhơn Hòa, Long Thành,… Chính vì thế nguồn cung về nhà ở cho người lao động, các chuyên gia nước ngoài là rất lớn.
Trong quá trình phát triển, quy hoạch Tp.HCM trở thành trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Á thì Biên Hòa (Đồng Nai) là vùng đô thị động lực phía Đông, kết nối chặt chẽ với đô thị hạt nhân trung tâm TP HCM.
Với vị trí quan trọng của mình, Biên Hòa (Đồng Nai) sẽ được quy hoạch thành một thành phố năng động, tập trung các ngành nghề dịch vụ, các khu công nghiệp.
Chính vì thế, chuyên gia bất động sản Long Phát cho rằng, Đồng Nai được giới chuyên gia đánh giá cao về khả năng phát triển và các tác động tích cực tới bất động sản.
Tiềm năng phát triển của bất động sản Đồng Nai
Đồng nai và đặc biệt là thành phố Biên Hòa có tiềm năng phát triển bất động sản rất lớn nhờ kinh tế phát triển, giáp ranh khu Đông tp.HCM và hạ tầng ngày càng phát triển.
Tuyến Metro kéo dài đến Biên Hòa ảnh hưởng tích cực đến bất động sản khu vực
Đặc biệt, hạ tầng giao thông ảnh hưởng khá tốt tới bất động sản Đồng Nai, thị trường tại đây cũng bước vào giai đoạn sôi động.
Ngoài hệ thống giao thông hiện hữu, hàng loạt những dự án giao thông trọng điểm đang và sẽ triển khai đồng bộ, hứa hẹn mang đến diện mạo mới cho Đồng Nai, tạo động lực mạnh mẽ, khởi động một chu kỳ bứt phá của thị trường bất động sản khu vực này và nhất là Tp. Biên Hòa.
Các dự án công trình kết nối hệ thống mạng lưới giao thông như tuyến Metro số 1 được nối từ Bến Thành đến Suối Tiên với phương án kéo dài đến Biên Hòa (Đồng Nai) và Dĩ An (Bình Dương) đã được UBND TP.HCM chấp thuận. Những khu đất liền kề tuyến Metro số 1 đi qua đều có giá trị tăng cao. Ngoài ra, những dự án xây cầu Cát Lái và mở rộng xa lộ Hà Nội, đường Nguyễn Thị Định chắc chắn đảm bảo thông suốt tuyến đường giao thông từ TP HCM đến khu vực Đồng Nai.
Các cao tốc hiện hữu như Bến Lức – Long Thành, TP HCM – Trung Lương và TP HCM – Long Thành – Dầu Giây; đường Vành đai 3; tuyến Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết; dự án đường Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã tạo thành một mạng lưới giao thông huyết mạch to lớn, thuận tiện cho việc kết nối các tiểu vùng đô thị với trung tâm TP.HCM. Đây sẽ là những trục giao thông quan trọng giúp rút ngắn thời gian từ Đồng Nai, hình thành các tuyến liên vùng, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng phía Nam.
Để nâng cấp và chỉnh trang đô thị, Đồng Nai dự kiến sẽ thực hiện nâng cấp các con đường Hương lộ 2, đường Bùi Hữu Nghĩa nối Quốc lộ 1K, đường ven sông Đồng Nai và trục đường trung tâm thành phố Biên Hòa. Bên cạnh đó, hệ thống cầu đường nối 3 Quốc lộ huyết mạch (Quốc lộ 1A, 1K và Quốc lộ 51) gồm nút giao thông ngã tư Vũng Tàu, cầu An Hảo, đường Đặng Văn Trơn đều đã hoàn thiện.
Chính nhờ những yếu tố về giao thông hạ tầng phát triển tạo nên tiềm năng bất động sản. Tuy chưa bùng nổ như các quận vùng ven TP.HCM nhưng thị trường bất động sản Đồng Nai và đặc biệt là Biên Hòa đang đón nhận những làn sóng đầu tư, hứa hẹn sẽ bứt phá và bùng nổ trong thời gian tới.