Vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thậm chí vi khuẩn HP còn gây ra ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP là gì, có lây không?
Vi khuẩn HP (tên đầy đủ: Helicobacter Pylori) là tên gọi của một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Loại vi khuẩn này tồn tại bằng cách tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày.
Nhiễm khuẩn HP là tình trạng nguy hiểm bởi nó có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
Theo nghiên cứu y khoa, nhiễm khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây lan nếu không cách ly người mắc bệnh. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua 3 con đường, cụ thể:
● Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP. Người khỏe mạnh có khả năng lây nhiễm HP sau khi tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh.
● Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP sau khi được đào thải qua phân sẽ có khả năng lây lan sang cộng đồng. Ngoài ra, loại vi khuẩn này cũng lây truyền thông qua đồ ăn không được đảm bảo vệ sinh.
● Đường khác: Dùng chung các thiết bị y tế cũng là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP mà người bệnh cần đề phòng.
Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y Dược TPHCM), có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh nhiễm vi khuẩn HP. Chủ động tìm hiểu thông tin và phòng tránh ngay từ đầu sẽ giúp mọi người giảm thiểu rủi ro mắc bệnh.
● Di truyền: Khi bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc bệnh liên quan đến dạ dày thì nguy cơ lây nhiễm HP sẽ cao hơn người bình thường.
● Vệ sinh kém: Nơi ở không được đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển và lây lan.
● Môi trường sống chật hẹp: Tại những nơi tập trung đông người sinh sống như ký túc xá, doanh trại quân đội, gia đình nhiều thế hệ là nơi phát tán vi khuẩn HP vô cùng lý tưởng.
● Sống chung với bệnh nhân nhiễm HP: Vi khuẩn HP dễ dàng lây lan trong không khí và giữa con người với nhau. Việc không cách ly người nhiễm HP sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của mọi người.
● Dịch vụ y tế kém: Việc dùng chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… thường xảy ra ở các bệnh viện nhỏ, ở những nơi y tế không được phát triển sẽ tăng khả năng lây nhiễm HP.
Ngoài tình trạng đau dạ dày điển hình, việc phát hiện các dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn HP không khó. Người bệnh cần phát hiện triệu chứng bệnh sớm để điều trị kịp thời, trước khi gặp phải những biến chứng không mong muốn:
● Đau bụng: Dấu hiệu đầu tiên sau khi nhiễm vi khuẩn HP mà người bệnh có thể gặp phải là đau bụng, đặc biệt ở vị trí thượng vị. Ngoài cảm giác đau quặn thắt, bệnh nhân còn thấy nóng rát xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, triệu chứng này thường xảy ra nhiều nhất lúc đang đói bụng hoặc sau khi ăn no.
● Chướng bụng, đầy hơi: Triệu chứng đầy hơi, chướng bụng thường xuất hiện ở thời điểm lúc bệnh nhân đang đói, sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Đặc biệt sẽ rõ ràng hơn sau khi người bệnh sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thuốc lá, bia rượu…
● Ợ nóng: Thông thường, triệu chứng ợ nóng sẽ kéo theo cảm giác đau rát từ cổ xuống bụng khiến người bệnh khó chịu, chán ăn, mệt mỏi.
● Buồn nôn: Khi bị nhiễm HP, một triệu chứng không thể bỏ qua đó là dấu hiệu buồn nôn và nôn ói thường xuyên. Khi nôn, chủ yếu là nước và chất dịch ở dạ dày, chất nôn màu thẫm đen.
● Hôi miệng: Khi quá trình tiêu hóa không được thuận lợi, thức ăn dễ bị hư hỏng dẫn tới sinh hơi, dưới tác động của vi khuẩn HP sẽ tạo nên mùi hôi bốc lên miệng.
● Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Dạ dày hoạt động kém kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu sẽ khiến cơ thể không được hấp thụ chất dinh dưỡng đầy đủ. Suy nhược cơ thể, sụt cân sẽ là điều tất yếu xảy ra đối với bệnh nhân nhiễm HP.
● Màu sắc của phân: Hiện tượng phân lẫn máu, lúc cứng, có lúc lại nát như tiêu chảy…. là dấu hiệu nhiễm HP dễ dàng nhận biết.
Nhiễm vi khuẩn HP nên ăn gì, kiêng gì?
Nên ăn những thực phẩm
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý không chỉ giúp phòng tránh mắc HP mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng do HP gây ra. Theo các bác sĩ, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm:
● Tỏi: Là loại gia vị giàu allicin – có tác dụng ức chế HP rất tốt. Hơn nữa, mùi cay nồng của tỏi xuất phát từ một chất kháng khuẩn mạnh giúp bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.
● Rau xanh: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và giảm nguy cơ mắc HP ở con người.
● Trái cây: Nho, anh đào, dâu, quả việt quất…. giàu anthocyanin có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP.
● Gừng: Hoạt động như một tác nhân kháng khuẩn và bảo vệ dịch nhầy dạ dày khỏi các vi khuẩn gây hại.
Nên kiêng những thực phẩm:
Người bệnh muốn điều trị diệt trừ HP toàn diện thì tuyệt đối nên kiêng ăn những loại thực phẩm liệt kê dưới đây:
● Rượu bia: Những đồ uống có cồn, chất kích thích không chỉ gây phá hủy men tiêu hóa mà còn khiến những triệu chứng nhiễm bệnh thêm trầm trọng.
● Thực phẩm cay nóng: Làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc, giảm độ phục hồi tổn thương của tế bào dạ dày khiến bệnh lâu khỏi và khó điều trị dứt điểm.
● Thực phẩm khó tiêu: Gây tồn đọng tại dạ dày lâu hơn, dễ gây lên men và sinh ra khí độc tại dạ dày.
● Thực phẩm lên men: Dưa chua, cà pháo muối chua, củ kiệu muối, su hào muối… khiến dạ dày phải dung nạp thêm nhiều vi khuẩn gây hại.