Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng hợp lệ. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách nhận biết hóa đơn giá trị gia tăng hợp lệ.
- Hóa đơn hợp lệ
Hóa đơn hợp lệ khi trên hóa đơn ghi đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu như:
– Ngày, tháng, năm phát hành hóa đơn, họ tên, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán, hình thức thanh toán là gì, tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng, thuế suất, tiền thuế GTGT (nếu có), tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, người bán. Có dấu của công ty bên bán
– Bên cạnh đó, nếu không có chữ ký của giám đốc thì phải có giấy ủy quyền và đóng dấu treo vào bên trên góc trái hóa đơn, người được ủy quyền ký vào đây.
– Hóa đơn được lập theo đúng các nguyên tắc theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC
- Hóa đơn hợp lý
Hóa đơn hợp lý là hóa đơn có nội dung trên hóa đơn có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được cấp phép trên GPKD của doanh nghiệp.
- Hóa đơn hợp pháp
Hóa đơn điện tử hợp pháp khi trên mẫu hóa đơn điện tử đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc:
– Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
– Không bắt buộc có chữ ký số;
– Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
– Tổng số tiền thanh toán;
– Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
– Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
– Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
– Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
– Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).
Thời điểm lập hóa đơn điện tử
– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
– Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác và nội dung quy định tại Điều này.
Định dạng hóa đơn điện tử
– Bộ Tài chính quy định cụ thể về định dạng chuẩn dữ liệu của hóa đơn điện tử sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.