Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe nói đến cụm từ chứng nhận CE Marking. Mỗi một sản phẩm đã được xuất sang đây chứng tỏ chất lượng của chúng vô cùng cao, đã thông qua kiểm định, nhận chứng nhận CE Marking. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về điều này, còn chần chờ gì nữa mà không tìm hiểu ngay thôi.
Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải hiểu rõ đó là dấu CE này không có nghĩa là mặt hàng đó được sản xuất tại Châu Âu mà là nó đã qua được vòng kiểm định của khu vực này. Nhờ điều này mà hàng hóa có thể tự do lưu thông tại khu vực EU cũng như đảm bảo sản phẩm đã tuân thủ pháp luật của liên minh Châu Âu.
Hiện nay có tới 70% sản phẩm đang được bày bán ở 30 quốc gia EEA đều đánh dấu CE Marking . Chúng sẽ là lời khẳng định của nhà sản xuất rằng những sản phẩm, hàng hóa mà họ đưa tới là hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe, môi trường của Châu Âu. Bạn có thể sẽ thường xuyên nghe tới những cụm từ như “tiêu chuẩn hài hòa”, “chỉ thị EU”,.. đều dùng để chỉ việc đáp ứng các yêu cầu trên.
Các cơ quan chức năng có thể dựa trên dấu CE để xác nhận một sản phẩm có được hợp pháp hay không khi di chuyển, bày bán tại thị trường. Hiện nay, Luật hòa hợp cộng đồng của EU chỉ công nhận duy nhất dấu CE là có đủ tư cách chứng minh chất lượng, độ an toàn của một sản phẩm đang được bán tại đây.
Khi đã nhận được dấu CE, nhà sản xuất được hưởng nhiều điều kiện có lợi, đổi lại cũng phải thực hiện các trách nhiệm pháp lý cần thiết. Điều này giúp đảm bảo hàng hóa giữ được độ an toàn, giữ vững việc ổn định trong lưu thông hàng hóa ở EU. Đồng thời cũng là điều cần thiết trong việc duy trì tính hiệu lực của con dấu đối với mã hàng.
Mỗi một quốc gia thành viên của EU đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo dấu CE được sử dụng đúng quy định, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động trái phép. Bất kể là hành động đánh lừa bên thứ ba về ý nghĩa hay hình thức của dấu CE đều bị cấm và có cách xử lý thích đáng.
>>> Xem thêm: tiêu chuẩn chất lượng fda – mách bạn các thông tin nên nhớ về chứng nhận FDA