Bạn có biết tín ngưỡng thờ cùng ông bà tổ tiên là gì và đã xuất hiện ở nước ta từ bao giờ hay không? Chắc hẳn nhiều người, không chỉ nước ngoài mà cả bản thân chúng ta cũng sẽ có ít nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan tới tín ngưỡng này. Đồ thờ Trần Hùng sẽ cho bạn biết lí do của điều này, hãy đọc bài viết này để biết được điều này nhé.
Ở các nước phương Đông và Việt Nam nói riêng, người ta luôn tin rằng kể cả khi người thân, tổ tiên trong gia đình có mất đi thì sẽ vẫn tồn tại mối quan hệ tâm linh nào đó với con cháu. Họ sẽ quan sát, đánh giá trong cách sống của đời sau, từ đó có sự quở trách hay phù hộ.
Điều đầu tiên, chúng ta cần khẳng định rõ thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Xét về yếu tố nguồn gốc, có nhiều khía cạnh khác nhau để có thể khẳng định đâu là điểm xuất phát của nó. Chẳng hạn như có ý kiến cho rằng đây là cách mà con người chúng ta tìm chỗ dựa về tinh thần trước áp bức của xã hội cũ. Cũng có không ít người khẳng định rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành dựa trên niềm tin vào sự bất tử trong tâm linh, của linh hồn người đã khuất.
Các dịp lễ tết như Nguyên Đán, Đoan Ngọ, Vu Lan, Trung thu,..người ta cũng sẽ bày mâm cỗ để tiến hành cùng bái tổ tiên. Điều này thể hiện mục đích kêu gọi linh hồn người đã khuất trở về, sum vầy và nhận lấy sự cùng bái, mâm cỗ mà con cháu đã chuẩn bị.
Ngay từ lúc còn bé, chúng ta đã được dạy dỗ rất nhiều về việc con người phải có tổ có tông, rằng không được phút nào quên đi công ơn dạy giỗ, giúp đỡ của gia tiên. Trong đó chúng ta chắc chắn không thể không nhắc tới tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên.
>>> Xem thêm : Câu đối thờ – tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nghi thức thực hiện ra sao