Chắc hẳn đã từng có lần trong khi đang làm việc, học bài trên máy tính thì nó đột nhiên bị treo, đơ bàn phím,.. Nhiều bạn có thể không biết nhưng một số lỗi thường gặp chúng ta hoàn toàn có thể tự khắc phục. Những lỗi đó là gì và chúng ta cần làm thế nào để xử lý tốt hơn, hãy cùng xem ngay tại bài viết này nhé.
>>> Xem thêm : tạo USB boot đa năng – sơ lược về những lỗi máy tình thường thấy
Nếu bạn đang dùng máy tính mà tốc độ xử lý trở nên chậm dần và thậm chí bị treo luôn, đó là một lỗi phổ biến. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới điều này có thể do bạn khởi động nhiều phần mềm cùng một lúc hoặc driver của máy bị lỗi. Lỗi hệ điều hành không còn xa lạ với nhiều người và nó là nguyên nhân hàng đầu khiến cho máy tính bị lỗi, không khởi động, không truy cập. Hoặc, nếu chúng ta có thể vào được windows thì máy cũng chạy rất chậm, dễ xảy ra tình trạng treo máy.
Lỗi ổ cứng khá thường gặp hiện nay, và hầu hết mọi người trong trường hợp này sẽ lựa chọn thay ổ cứng mới. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa có điều kiện thay, bạn có thể lựa chọn một số phần mềm hỗ trợ chẳng hạn như HDD Regenerator, Norton save and restore 2.0.
RAM hỏng là một trong những nguyên nhân khiến máy tính đen màn hình khi khởi động. Hãy tháo thanh RAM ra và sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh sạch sẽ. Sau đó lắp trở lại máy hoặc thử bằng máy tính khắc để xem có hoạt động bình thường hay không.
Một lỗi khá đơn giản nhưng nhiều bạn hiện chưa rõ cách xử lý đo là màn hình bị lộn ngược 180 độ. Lỗi này không khó xử lý, bạn có thể tiến hành nhấn tổ hợp phím Ctrl + ALt + mũi tên chỉ hướng. Lúc này, màn hình sẽ xoay theo chiều của mũi tên và bạn hãy chỉnh cho tới khi về đúng vị trí.
Màn hình máy tính bị xanh và tắt ngay có rất nhiều nguyên nhân, đầu tiên đó là do khe cắm RAM bị lỗi hoặc chúng không được vệ sinh sạch sẽ. Nếu là như vậy, cách khắc phục đơn giản nhất đó chính là mở RAM ra và vệ sinh thật sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Bàn phím là một phần không thể thiếu để tương tác, nhập liệu vào máy, và nếu chúng bị lỗi thì nên xử lý như thế nào? Ở đây, bạn có thể vệ sinh, tháo phím ra để xem có mắc dị vật hay không. Hoặc nếu muốn chạy êm hơn thì có thể thay mới bàn phím khác.
Thường xuyên vệ sinh cửa gió và quạt tản nhiệt là thói quen cần thiết để tránh máy tính bị treo do quá nóng. Một số người cho hay, chúng ta cũng có thể thực hiện dùng vải lọc để tránh bụi bám trên cửa gió. Tuy nhiên, tốt nhất là không nên bọc quá nhiều vì có thể cản trở gió thoát ra. Và khi đã tiến hành vệ sinh mà không có hiệu quả thì nên nâng cấp phần BIOS cho thiết bị.
Khi máy tính bị lỗi ở đĩa, chúng ta có thể sử dụng dụng cụ Windows Disk Defragmenter có sẵn trong máy để xử lý. Quá trình tiến hành như sau, truy cập vào Windows Disk Defragmenter, chọn ổ đĩa muốn dồn, nhấn Analyze và hoàn thành việc dồn đĩa.
Cần cài đặt các phần mềm có bộ nhớ lớn hay lưu trữ một khối lượng dữ liệu, thẻ nhưng, máy tính của bạn lại không thể đáp ứng được nhu cầu của mình. Cách khắc phục nhanh nhất đó chính là tiến hành nâng cấp ổ cứng. Chúng sẽ giúp bạn có thêm nhiều không gian hơn để lưu trữ.
USB hỏng sẽ khiến bạn không thể chuyển giao dữ liệu, sao lưu một số thông tin. Nếu như lỗi xảy ra là do USB bị hỏng, có thể thử format lại thiết bị. Trong những trường hợp không thể hiệu chỉnh được, giải pháp tốt nhất đó là sử dụng mộ USB mới. Chi phí dùng cho mỗi lần đi sửa máy tính, bảo dưỡng thường khoảng vài trăm ngàn. Tuy nhiên, rất nhiều lỗi phổ biến thực ra chỉ cần một vài thao tác thì ngay cả người không chuyên cũng có thể làm được.
>>> Xem thêm : Lỗi máy tính màn hình xanh – những lỗi bạn dễ gặp trong quá trình sử dụng máy tính